Bạn đang tìm kiếm vật liệu thích hợp để lát sàn cho ngôi nhà của mình? Sàn gỗ công nghiệp là một trong những vật liệu xây dựng hàng đầu hiện nay mà bạn nên quan tâm. Cùng tìm hiểu sàn gỗ công nghiệp là gì và tất cả ưu nhược điểm, cấu tạo và các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay nhé.

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp còn được gọi là sàn gỗ nhân tạo. Đây là một vật liệu xây dựng hàng đầu hiện nay. Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn gỗ được làm từ vụn gỗ, dùng keo hoặc hóa chất đảm bảo chất lượng, không độc hại để kết dính các phần tử gỗ lại với nhau thành tấm. Thành phần bột vụn gỗ trong sàn gỗ công nghiệp có xuất xứ  từ gỗ thừa tận dụng trong quá trình sản xuất đồ gỗ, ngọn và cành của cây gỗ tự nhiên ngắn ngày.

Sàn gỗ công nghiệp ra đời nhằm hạn chế sự lãng phí khi sử dụng gỗ tự nhiên và giảm thiểu việc khai thác rừng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sống.

Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay được thiết kế gồm có 4 lớp cơ bản theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có: lớp Laminate, lớp vân gỗ, lõi HDF và lớp cân bằng chống ẩm..

  • Lớp Laminate. Đây là lớp ngoài cùng của sàn gỗ công nghiệp. Lớp phủ bề mặt có công dụng chống trầy xước, chống cháy và chống tia cực tím cho sàn gỗ.
  • Lớp vân gỗ. Nằm dưới lớp phủ bề mặt, thường được thiết kế mô phỏng theo vân gỗ tự nhiên hoặc hoa văn độc đáo.
  • Lõi cốt gỗ. Được làm chủ yếu từ vụn gỗ, là yếu tố quan trọng quyết định độ bền và khả năng chịu lực của sàn gỗ công nghiệp.
  • Lớp đế sàn. Đây là lớp lót dưới cùng, giúp tăng cường khả năng chống ẩm và chống mối mọt cho sàn gỗ.

Kết cấu của sàn gỗ công nghiệp được đánh giá là vững chắc. Đồng thời, nhờ được sản xuất trên dây chuyền máy móc trang thiết bị hiện đại, sàn gỗ công nghiệp đang từng bước phổ biến trên thị trường, chinh phục khách hàng bằng các ưu điểm lớn mà nó mang lại.

Ưu nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Được sản xuất trên dây truyền công nghệ cao, sàn gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, mang đến nhiều lợi ích khi sử dụng cho khách hàng:

  • Bền vững với ánh sáng, khả năng chịu nhiệt tốt
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài
  • Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng để lựa chọn.
  • Chống trầy xước tốt
  • Chống cháy tốt
  • Cách nhiệt tốt, giúp gia đình thoải mái hơn khi đi lại.
  • Bền, chịu lực tốt, không bị cong vênh
  • Chống bẩn hóa chất khá tốt
  • Không sợ mối mọt tấn công gây hư hại
  • Chống trơn tốt, đảm bảo an toàn khi sử dụng
  • Thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • Thi công nhanh chóng và dễ dàng.

Sàn gỗ công nghiệp

Được đánh giá là một trong những vật liệu lát sàn tốt nhất hiện nay, tuy nhiên sàn gỗ công nghiệp vẫn còn một số nhược điểm:

  • Không thích hợp sử dụng tại các công trình ngoài trời. Không chỉ sàn gỗ công nghiệp mà cả sàn gỗ tự nhiên đều không thích hợp sử dụng tại các công trình ngoài trời. Nắng nóng, mưa gió trong thời gian dài sẽ làm sàn nhanh xuống cấp.
  • Khả năng chịu nước không cao. Hiện nay đã có các loại sàn gỗ công nghiệp dòng cao cấp có khả năng chống nước. Tuy nhiên thực tế khi sử dụng các sản phẩm từ gỗ, chúng ta vẫn không nên để chúng tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
  • Sàn gỗ công nghiệp chỉ sử dụng được ở các công trình có độ phẳng nhất định. Không thể tiến hành chạm trổ hoặc uốn cong hoa văn.

So sánh sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên.

Cả sàn gỗ tự nhiênsàn gỗ công nghiệp đều là những vật liệu lát sàn tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Cả hai loại sàn đều có mang tính thẩm mỹ cao, đem lại vẻ sang trọng cho ngôi nhà. Và chúng cũng sở hữu những ưu nhược điểm riêng:

Về sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ tự nhiên mang lại cho ngôi nhà vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp. Nó đặc biệt tốt cho sức khỏe gia đình, mang lại môi trường sống lành mạnh, thân thiện và thư giãn. Phần cốt gỗ tự nhiên bên chắc cũng là điều sàn gỗ công nghiệp khó theo kịp. Tuy nhiên, sàn gỗ tự nhiên hiện nay ngày càng khan hiếm do nguồn gỗ khan hiếm. Có lẽ vì vậy, sàn gỗ tự nhiên có giá thành rất cao, rất khó để dùng phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu không biết bảo dưỡng đúng cách, sàn nhà gỗ tự nhiên sẽ rất dễ bị mối mọt, cong vênh.

Sàn gỗ công nghiệp tuy không có mùi hương và giá trị như sàn gỗ tự nhiên, nhưng nó có thể khắc phục được những khuyết điểm hiện có của sàn nhà gỗ tự nhiên. Chi phí giá thành phải chăng cũng chính là nguyên nhân giúp sàn gỗ công nghiệp trở nên phổ biến, dần thay thế sàn gỗ tự nhiên trên thị trường.

Mỗi loại sàn gỗ đều có những ưu nhược điểm riêng. Khi lựa chọn sàn nhà, bạn có thể căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn mẫu sàn ưng ý, phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

Tiêu chí đánh giá sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp là sàn gỗ nhân tạo được sản xuất hàng loạt. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng, người ta đã có một số tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ công nghiệp. Hiện nay, các tiêu chuẩn áp dụng đối với sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất là Hệ số mài mòn (AC), tiêu chuẩn thân thiện môi trường (E), tiêu chuẩn chống cháy (B)độ dày. Sàn gỗ công nghiệp đạt đầy đủ các tiêu chuẩn này được gọi là sàn gỗ tiêu chuẩn.

  • Độ dày: Sàn gỗ công nghiệp có 3 quy cách về độ dày phổ biến nhất: 8mm, 12 mm và 10mm.
  • Tiêu chuẩn chống mài mòn: là tiêu chuẩn nhằm đo lường khả năng chịu lực, chịu mài mòn cũng như khả năng chống trầy xước của sàn gỗ công nghiệp. Được ký hiệu là AC. Sàn gỗ công nghiệp đạt tiêu chuẩn AC4 trở lên là sàn nhà tiêu chuẩn.
  • Tiêu chuẩn thân thiện môi trường: Đây là tiêu chí nhằm hạn chế tỷ lệ thành phần các chất có thể gây độc hại cho sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng tới môi trường trong cấu tạo sàn gỗ công nghiệp. Được ký hiệu là E.
  • Tiêu chuẩn chống cháy:  Đánh giá khả năng xảy ra phát sinh hỏa hoạn từ sàn nhà. Tiêu chuẩn này được ký hiệu là B. Các loại sàn đạt chuẩn phải đạt chỉ số là B1.

Các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, sở thích thẩm  mỹ ngày càng cao của khách hàng, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã, chủng loại sàn gỗ công nghiệp khác nhau. Nhìn chung, sàn gỗ công nghiệp hiện được chia thành 3 loại chính, được phân biệt qua lớp cốt gỗ. Nó có 3 loại cơ bản sau:

Cốt gỗ ván dăm MFC

Loại cốt gỗ này được sản xuất từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,… đưa vào máy nghiền xử lý thành các dăm gỗ. Sau đó, trộn với keo để kết dính lại thành tấm. Độ dày các tấm thường được ép thành 9mm, 12mm, 15mm,…

Các tấm ván sàn MFC rất dễ nhận biết. Vì khi quan sát, bạn sẽ nhận thấy các dăm gỗ khá lớn, có nhiều khoảng trống trong ván, bề mặt không mịn, trọng lượng nhẹ do tỷ trọng gỗ thấp.

Đặc điểm của loại cốt gỗ này là giá thành rẻ. Tuy nhiên lại chịu lực và chịu nước kém. Loại này thường được dùng để sản xuất các đồ văn phòng như bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ,… các loại thành phẩm không yêu cầu cao về mức độ chịu lực.

Cốt gỗ MDF

Đặc điểm quan sát bằng mắt thường của cốt gỗ MDF là có cấu tạo bề mặt và lõi mịn hơn so với cốt MFC. Nó được tạo từ nguyên liệu gỗ được nghiền vụn thành bột. Sau đó, trộn keo để kết dính thành tấm. Tuy nhiên, quan sát kỹ bạn vẫn sẽ nhận thấy những sợi gỗ còn sót lại, loại cốt này vẫn chưa được xử lý triệt để cho ra bề mặt nhẵn mịn nhất. Có hai chu trình để sản xuất ra cốt MDF là chu trình sấy khô hoặc phun ướt sau đó đem đi ép nhiệt.

Tùy theo chủng loại gỗ nguyên liệu và chất kết dính, phụ gia mà cốt gỗ MDF được chia thành 4 loại khác nhau:

  • Cốt MDF dùng trong nhà: sản xuất từ nguyên liệu gỗ ngắn ngày, chịu nước kém nên được khuyến nghị dùng trong nhà, tránh tiếp xúc với nước.
  • Cốt MDF chịu nước: dùng các cành của cây gỗ lâu năm hoặc cốt gỗ cứng để nghiền thành bột, đảm bảo được khả năng chịu nước cao hơn, dùng cho những nơi ẩm ướt ở mức cho phép.
  • Cốt MDF mặt trơn: được thiết kế bề mặt nhẵn không đòi hỏi phải chà nhám nhiều lần, có thể sơn ngay theo ý muốn.
  • Cốt MDF mặt không trơn: bề mặt nhám được dùng để tiếp tục dán ván lạng. Loại cốt này có ưu điểm là độ bám sơn, vecni cao nên rất phù hợp làm nguyên liệu cho các sản phẩm đòi hỏi tính bắt mắt, sáng tạo cao như đồ trang trí phòng trẻ em, tủ kệ trong cửa hàng thời trang,… Có tính dẻo dễ tạo dáng, gia công theo ý muốn. Nhược điểm là khả năng chịu nước chưa cao, tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ dễ ẩm mốc, trương phồng cốt gỗ.

Cốt gỗ HDF

Đây là loại sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay. Cốt gỗ HDF có chất lượng cao cấp nhất trong các dòng tấm gỗ công nghiệp. Các sản phẩm sàn gỗ nhập khẩu, mang thương hiệu sàn gỗ châu Âu đều có cốt gỗ này. Các nguyên liệu gỗ sau khi được khai thác hoặc tái sử dụng lại sẽ được xử lý hết nhựa, luộc và sấy khô ở nhiệt độ cực cao từ 1000 – 2000 độ C trong thời gian ngắn, để đảm bảo giữ được chất lượng tốt nhất.

Tiếp tục được nghiền vụn thành bột gỗ mịn, trộn cùng chất phụ gia làm tăng độ cứng và chống mối mọt. Sau đó, được ép dưới áp suất cao 850-870 kg/cm2 cho tỷ trọng gỗ cao đáp ứng được độ chịu lực và khả năng chống thấm nước tốt. Độ dày các tấm gỗ HDF được định hình từ 6mm – 24mm tùy vào yêu cầu của sản phẩm và người dùng.

Cốt gỗ HDF dễ bị nhầm lẫn với cốt MFD do đều có bề mặt khá mịn. Nhưng quan sát kỹ ở tấm gỗ HDF, bạn sẽ nhận thấy bề mặt gỗ mịn hơn rất nhiều chỉ bao gồm các hạt gỗ nhỏ li ti liên kết với nhau. Cốt MDF sẽ còn các sợi gỗ khá rõ ràng. Do được nén ép với tỷ trọng cao nên cốt HDF cũng có trọng lượng nặng hơn các loại còn lại. Nó sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hai loại sàn gỗ công nghiệp MFC và MDF. Bởi vậy nó cũng có giá thành cao hơn.

Địa chỉ phân phối sàn gỗ công nghiệp uy tín

Trên thị trường hiện nay, sàn gỗ công nghiệp có không ít cơ sở phân phối. Ngoài những địa chỉ phân phối uy tín, vẫn còn tồn tại không nhỏ lượng sàn gỗ công nghiệp kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng. Chất lượng không được đảm bảo không chỉ khiến bạn lãng phí tiền bạc, thời gian, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt trong quá trình sử dụng. Để sở hữu sàn gỗ công nghiệp có chất lượng tốt, bạn cần tìm đến những địa chỉ phân phối sàn gỗ công nghiệp uy tín.

Vách Ốp Decor trực thuộc bởi công ty Tanmatsu Việt Nam. Thành lập năng 2008 và hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội thất, chúng tôi tự hào là công ty uy tín đem đến cho khách hàng những sản phẩm sàn nhà chất lượng nhất, chính hãng từ các nhà sản xuất nổi tiếng với mức giá tốt nhất thị trường.

  • Cung cấp sản phẩm có giấy tờ xuất xứ đầy đủ
  • Cam kết chất lượng và bảo hàng 10 năm
  • Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp
  • Bảng giá cạnh tranh trên thị trường
  • Phân phối sàn gỗ công nghiệp trên toàn quốc nhanh chóng, giá rẻ.

Trên đây là bài viết tổng hợp về sàn gỗ công nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về mẫu sàn gỗ này hay các mẫu sàn nhà chất lượng cao, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0971 303 292 để được tư vấn miễn phí.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top