Sàn gỗ công nghiệp là mẫu vật liệu xây dựng đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng mẫu mã đa dạng trên thị trường đang là con dao hai lưỡi khiến khách hàng hoang mang không biết nên chọn sàn gỗ công nghiệp thế nào mới tốt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tham khảo 5 tiêu chí đánh giá sàn gỗ công nghiệp chất lượng nhé.

Vì sao sàn gỗ công nghiệp dần trở nên phổ biến?

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay đã không còn xa lạ với nhiều gia đình Việt. Loại vật liệu lát sàn này được sản xuất cả ở trong nước và được nhập khẩu từ thế giới. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Lắp đặt nhanh, chống bám bẩn và vệ sinh dễ dàng
  • Có khả năng thích nghi với thời tiết cao, cách nhiệt tốt khiến người sử dụng vô cùng thoải mái dễ chịu.
  • Đẹp, bền, có khả năng chống mối mọt tốt.
  • Thời gian sử dụng lâu, không bị cong vênh.
  • Khó bị bay màu gây mất thẩm mỹ.

Sàn gỗ công nghiệp có bền không?

Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất nhân tạo với công nghệ hiện đại. Điều này giúp nó sở hữu nhiều ưu điểm và có khả năng thay thế sàn gỗ tự nhiên.

Mặt khác, nhờ nguyên liệu đầu vào đơn giản từ bột gỗ, vụn gỗ hay cành, ngọn của gỗ ngắn ngày. Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất nhanh chóng với số lượng lớn. Dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà không gây hại đến hệ sinh thái.

Chính vì vậy, sàn gỗ công nghiệp dần trở thành dòng vật liệu xây dựng phổ biến trên thị trường hiện nay.

Tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ công nghiệp

Để đánh giá sàn gỗ công nghiệp có tốt hay không, chúng ta có thể dựa trên 5 tiêu chuẩn đã được thị trường Việt Nam công nhận, áp dụng cho dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp.

Thông thường, một sản phẩm ván sàn gỗ tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tại Việt Nam phải đạt các thông số kỹ thuật ở mức độ cho phép. Những tiêu chí này giúp người tiêu dùng có thể căn cứ để lựa chọn đúng thương hiệu sàn chất lượng và thích hợp nhất với công trình của mình. 5 tiêu chí đánh giá sàn gỗ công nghiệp lần lượt là:

Tiêu chuẩn chống mài mòn AC (Abrasion Criteria)

Tiêu chuẩn chống mài mòn AC – Abrasion Criteria là thông số quy định mức độ chống mài mòn ở bề mặt ván gỗ. Những sản phẩm được công bố rõ ràng có chỉ số AC càng cao thì khả năng chống mài mòn càng tốt. Có 5 cấp độ từ AC1 đến AC5.Trong đó, nêu sàn gỗ công nghiệp đạt từ AC3 trở lên thì có thể sử dụng  cho các công trình dân cư, dân dụng và thương mại.

Tiêu chuẩn chịu lực (Class)

Tiêu chuẩn chịu lực là tiêu chuẩn đánh giá khả năng nâng đỡ, chống lại lực tác động của sàn gỗ. Đây là thông số quan trọng vì sàn nhà là nơi di chuyển hằng ngày. Nếu thông số này không đảm bảo sẽ gây ra nguy hiểm cho gia đình. Tại Việt Nam, sàn gỗ công nghiệp có thông số chịu lực từ 31 trở nên mới có thể đảm bảo khả năng chịu lực với tác động bên ngoài. Đối với các loại sàn có tiêu chuẩn Class 21, 22, 23 thì chỉ phù hợp dùng để trang trí, lắp đặt ở những nơi có ít người qua lại. Thông thường, các loại sàn chất lượng hiện nay đạt ở mức Class 31 đến 33.

Sàn gỗ công nghiệp có bị mối mọt không?

Tiêu chuẩn chống cháy B

Đây là tiêu chuẩn đảm bảo khả năng xảy ra hỏa hoạn khi sử dụng sàn gỗ. Bởi sàn gỗ là nơi có khả năng bắt lửa, dẫn đến hỏa hoạn. Các loại sàn gỗ công nghiệp có tiêu chuẩn kháng cháy ở mức B1 sẽ đảm bảo an toàn, đảm bảo quy chuẩn được công bố quốc tế. Còn với những thương hiệu thông số B chỉ ở mức B2 thì khả năng chống cháy không cao, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

Tiêu chuẩn về chỉ số hàm lượng Formaldehyde

Thông số này còn được gọi là tiêu chuẩn thân thiện môi trường. Có thể nói, đây là thông số vô cùng quan trọng. Là nơi tiếp xúc hằng ngày của cả gia đình, nếu tiêu chuẩn này không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của gia đình.  Sàn gỗ công nghiệp có chỉ số E ở mức E1 đảm bảo an toàn, Với những loại sàn từ E2 trở lên chắc chắn chứa nhiều chất keo, lượng khí thải cao hơn 0,005% rất nguy hiểm nếu bạn tiếp xúc thường xuyên và lâu dài.

Nguồn gốc xuất xứ

Một sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ có chất lượng và sự an tâm cao hơn. Thường các loại sàn được sản xuất từ các nước Châu Âu và một số nước Châu Á có bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất sàn gỗ như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, … giúp bạn an tâm lựa chọn đúng trên 50% quyết định.

Quy cách của sàn gỗ công nghiệp

Bên cạnh những tiêu chuẩn đánh giá trên, sàn gỗ công nghiệp tốt còn cần đáp ứng được một số quy cách về cấu tạo và thiết kế:

Độ dày

Ván sàn công nghiệp có độ dày thông thường từ 8mm đến 12mm. Độ dày sẽ ổn định tới tính ổn định của sàn gỗ, độ dày càng cao thì sàn gỗ có tính ổn định càng cao.

  • 8mm: Sàn gỗ có độ dày phù hợp cho những nhu cầu sử dụng ngắn hạn, khu vực sử dụng ít người, diện tích vừa và nhỏ hoặc sử dụng cho mục đích trang trí.
  • 12mm: Sàn gỗ công nghiệp có độ dày này có tính ổn định cao, đáp ứng được điều kiện sử dụng lâu dài, những nơi có diện tích rộng, nhiều người đi lại. So với sàn 8mm thì sàn 12mm chịu lực và chịu nước tốt hơn. Vì vậy, sàn công nghiệp có độ dày 12mm thường được ứng dụng nhiều hơn cho các công trình nội thất ở Việt Nam, nơi có khí hậu nồm ẩm.

Bên cạnh đó, sàn gỗ công nghiệp còn có một loại có độ dày 10mm. Đây thường là những mẫu sàn gỗ công nghiệp có xuất xứ từ châu Âu.

Chiều dài và rộng của sàn gỗ công nghiệp

Đây là 2 thông số quan trọng giúp chúng ta có thể lựa chọn được sàn gỗ phù hợp với không gian lắp đặt. Từ đó giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí “hao hụt” trong quá trình thi công lắp đặt. Thường thì nếu chọn đúng sàn gỗ, chúng ta hao hụt chỉ 1-2% số lượng, nhưng nếu không chọn sàn gỗ có kích thước phù hợp, con số hao hụt có thể lên đến 7%. Nó khiến cho việc tính toán chi phí sai lệch và kéo dài thời gian thi công, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sàn nhà sau này.

Trên đây là những tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ công nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho ngôi nhà của mình.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top